Diễn đàn sinh viên Đại học Thăng Long, nơi trao đổi học tập, giao lưu, giải trí, thư viện đề thi của sinh viên.

Home » Phóng sự » Sinh viên – Chiếc váy và cuộc hành trình văn hóa

Sinh viên – Chiếc váy và cuộc hành trình văn hóa

Gần đây,trên diễn đàn trang web thanglong.edu.vn bỗng rộ lên một topic bàn về cách ăn mặc của sinh viên Thăng Long.Trong đó,các bạn có đề cập đến “chiếc váy”….

vay 1***P/s:Sau khi cho đăng bài viết ,có ý kiến phản hồi cho rằng: “Hồng quần” là cái quần đỏ,chứ ko phải cái váy ^^. Cách hiểu này không sai,nhưng theo tài liệu mà người viết thu thập được thì “hồng quần” ngoài ý nghĩa là cái quần đỏ,còn có ý nghĩa là cái váy,là xiêm y của người phụ nữ.  (Đinh Xuân Lâm và Chu Thiên , Đại Nam quốc sử diễn ca, Văn Học, 1966, tr. 87 ).

Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến để chúng ta hiểu thêm về vấn đề nàyỞ một môi trường năng động,hiện đại và cởi mở như Thăng Long,chuyện các bạn nữ duyên dáng đến trường cùng những chiếc váy đã không còn là xa lạ.Tuy nhiên,vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh “chiếc váy” của các bạn và có không ít ý kiến cho rằng: Đó là một kiểu trang phục “lố lăng,thiếu phù hợp” với môi trường học đường…

Trước hết,để có cái nhìn thấu đáo và khách quan nhất,người viết muốn mời các bạn cùng quay ngược thời gian,về với những điều bất ngờ và thú vị mà không phải ai cũng hiểu rõ…

1.Váy là một trang phục thiếu truyền thống??

vay 2Có thể khẳng định ngay: Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm.
Ít ai ngờ rằng: Tuy nhắc đến dân tộc Việt Nam là nhắc đến tà áo dài thướt tha,lãng mạn nhưng áo dài mới chỉ du nhập vào nước ta thông qua việc cách điệu sườn xám- bộ trang phục truyền thống của Trung Quốc. Trái lại,chiếc váy đã xuất hiện và gắn bó với người phụ nữ Việt Nam từ thuở đầu dựng nước và giữ nước:

  • Ngay từ thời vua Hùng,theo truyền thuyết,đàn ông đóng khố,đàn bà mặc váy (Thời đại Hùng Vương, , Khoa Học Xã Hội, 1976, tr.177).

  • Xa hơn một chút,sử sách nước ta đã ghi chép lại : Năm 1414,nhà Minh rắp tâm đồng hóa dân ta nên cấm đàn bà con gái mặc váy mà buộc phải mặc áo ngắn,quần dài như người Tàu.
  • Thậm chí,từ năm 1828,có tài liệu còn cho biết:Cả nước ta buộc phải mặc quần theo ý muốn của vua Minh Mạng.Nhưng “phép vua thua lệ làng”, đặc biệt ở các vùng nông thôn miền Bắc phổ biến cảnh :”Vua nói vua nghe,váy bà bà mặc”

Có lẽ đến đây,chiếc váy cũng đã tự mình chứng minh được tính truyền thống của nó.Các bà ,các cụ ta đã vì nó mà chống cả lệnh vua,giữ khư khư cho mình một bản sắc không gì có thể xóa bỏ.

2.Váy có tính văn hóa hay không?
vay 3Tuổi thơ của mỗi người chắc ít ai không được nghe các bà,các mẹ đố rằng:
...Vừa bằng cái thúng

Lại thủng hai đầu
Bên ta thì có
Bên Tàu thì không…..
Đó là chiếc váy.Một cách tự nhiên thôi,váy mang bản sắc,đặc trưng riêng của dân ta ngày trước,là thứ để phân biệt “Ta” với “Tàu”.Bản sắc không phải một nét văn hóa thì là gì?
Không những thế,chiếc váy còn theo các vị nữ tướng chinh chiến trận mạc thời loạn lạc:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
….
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành …
“Hồng quần” ở đây chẳng phải là váy hay sao?
Dưới đôi mắt nghệ thuật đầy xúc cảm của Phạm Duy,nó còn:
…Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi

Hay khi ta bắt gặp một hình ảnh đẹp đến nao lòng,sao dịu dàng thế,sao Việt Nam đến thế:

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…

Yêu nước đấy,dũng cảm đấy,thi vị đấy.Những điều đó chẳng lẽ không phải văn hóa?

Trước là thế,ngày nay thế nào?

1.Với sinh viên Thăng Long….

Ngày nay,cuộc sống đã khác xưa rất nhiều,thời đại người ta bị ép buộc về cách ăn mặc đã hoàn toàn không còn dấu vết.
Váy Việt Nam thuở sơ khai là váy dài quá bắp chân,màu sắc thường là nâu hay đen do đặc thù sinh hoạt.Ngày nay,cùng với sự du nhập của văn hóa thế giới,váy trở nên đa dạng,thông dụng và vô cùng tiện ích:Đi học,đi làm,đi chơi..v..v.., phụ nữ đều có thể dùng đến váy.
Giờ đây,không khó khăn gì để tìm thấy một cô bạn sinh viên diện chiếc váy xinh xinh,tự tin sải bước trên sân trường đại học Thăng Long.Kiểu dáng và màu sắc thì vô cùng phong phú,nhất là khi được các bạn sáng tạo kết hợp cùng các loại phụ kiện khiến cho chiếc váy trở nên vừa lạ mắt,vừa đáng yêu.
Một vấn đề đặt ra cho chúng ta lúc này là: Không phải ai cũng ủng hộ quan điểm mặc váy đến trường.Phần đông các bạn cho rằng: Mặc váy nhưng vẫn phải kín đáo,tránh để ảnh hưởng những người xung quanh.
vay 4
2.Còn đối với các thầy cô….

Người viết bài này đã tận mắt chứng kiến một câu chuyện xảy ra cách đây không lâu:

Trong phòng thi môn Luật Kinh Tế ngày 2 tháng 3 năm 2009:

Một bạn nữ mặc một chiếc váy bò đen,dài khoảng nửa đùi kèm quần tất len rất dày và dài,áo bông mặc ngoài,khăn quàng kín cổ cùng đôi xăng đan đen.Tất cả những gì bạn này hở là: bàn tay với mấy ngón chân.(!!)

Khi bạn bước vào phòng,cô Cẩm Nhung- giám thị phòng thi hôm ấy đã tỏ thái độ không mấy hài lòng ,nói rằng : “ Lần sau cô ăn mặc cho tử tế đến trường,hôm nay mà không phải thi thì tôi đã đuổi cô ra khỏi phòng rồi !”Bạn sinh viên này sau khoảng sững sờ trước lời “góp ý” của cô thì đã “Vâng ạ” rồi ngồi xuống.
Câu chuyện trên khiến người viết chợt băn khoăn : “ Có lẽ quan niệm “ăn mặc tử tế” của các thầy cô và sinh viên hơi khác nhau chăng?”.
Cô Mai Thục cho rằng:Từ khi Hà Nội mặc váy là bớt đau khổ nhiều lắm em ạ (cười ^^),việc mặc váy đi học không có gì xấu,chỉ cần các em biết mặc cho phù hợp với hoàn cảnh là được.
Cô Hải Oanh và cô Kim Chung(Khoa Tiếng Anh) có chung ý kiến: Váy được tạo ra để dành cho phái nữ nên không có gì xấu khi mặc váy đến trường,miễn là phải kín đáo và các bạn nữ nên ý tứ,thận trọng một chút khi mặc váy để tránh rơi vào những tình huống khó xử.
Ngược lại,thầy Lâm Tùng lại bày tỏ ý kiến khá thẳng thắn về vấn đề này: “Tôi phản đối việc các em mặc váy đến trường.Các em chỉ cần ăn mặc gọn gàng đã đủ khiến tôi hài lòng”.
Thay cho lời kết
Bản thân cái váy không có tội,trái lại,nó còn mang nhiều nét đẹp về văn hóa,dân tộc Việt Nam. Điều làm hình ảnh nó bị xấu đi đôi khi lại là chính chúng ta.Mỗi người hãy tự làm đẹp mình bằng kiến thức,trí tuệ chứ đừng chỉ là sự bóng bẩy,hào nhoáng bề ngoài.Bởi vậy,hãy tạm gác cái kết luận “đúng” hay “sai”, “nên” hay “không nên” ở đây.Chỉ xin mượn suy nghĩ của cô Thanh Nga thay cho lời kết của bài viết này:
“Theo cô đến trường đại học không giống như trường cấp hai, cấp ba hay tiểu học, các em đều đã là người lớn rồi, ai cũng có nhu cầu làm đẹp và thể hiện cá tính của riêng mình vì vậy ăn mặc không cần quá bó buộc miễn đẹp và lịch sự là được.Cái làm cô khó chịu khi ở trường thường chưa bao giờ là do cách ăn mặc của các bạn sinh viên mà đôi khi do thái độ học tập của các bạn, đôi khi gặp phải một số bạn rất xinh xắn ăn mặc rất đẹp nhưng lại văng tục chửi bậy khi nói về các thầy cô mình, bạn bè mình…”

****Em xin chân thành cảm ơn: Cô Mai Thục,Cô Kim Chung,Cô Hải Oanh,Cô Thanh Nga,Thầy Lâm Tùng,Thầy Nhâm Tần và đặc biệt là tác giả Lyon của vn.net đã giúp đỡ em thực hiện bài viết này.

Tin đăng bởi: , Đã có: 4.772 lượt đọc

Leave a comment