Diễn đàn sinh viên Đại học Thăng Long, nơi trao đổi học tập, giao lưu, giải trí, thư viện đề thi của sinh viên.

Home » Phóng sự » Thí điểm môn học Văn hoá Hà Nội

Thí điểm môn học Văn hoá Hà Nội

Những lời bộc bạch và tâm sự  của  cô giáo Mai Thục về môn Văn hóa Hà Nội_fill_140_p12627
Cách dạy và cách học
Tôi hướng dẫn phương pháp để sinh viên tự khám phá, trao chiếc chìa khóa vàng cho các em mở cửa vào kho báu nghìn năm của tổ tiên, nâng niu nhận lấy những điều quý giá, làm hành trang vào đời. Giáo trình của tôi được hội đồng khoa học nhà trường duyệt, gồm:
1. Triết lý nhân sinh Phật giáo Lý – Trần (Luận văn tốt nghiệp cử nhân Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh của Mai Thục)
2. Tổng luận môn Văn hóa Hà Nội, Tinh hoa văn hóa Thăng Long – Hà Nội, Thực hành tinh hoa Hà Nội (Mai Thục biên soạn)
3. Sách Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội (Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội – 1991)
4. Hà Nội nghìn xưa (Trần Quốc Vượng – Vũ Tuấn Sán)
5. Thú ăn chơi Người Hà Nội (Băng Sơn)
6. Tinh hoa Hà Nội (Mai Thục)
7. Bài thơ Đất nước đàn bầu (Lưu Quang Vũ)
Môn học 45 tiết, mục đích dạy cách sống, coi trọng phần thực hành cho sinh viên tiếp xúc với thiên nhiên, cảnh quan di tích, những câu chuyện danh nhân, chuyện con người Hà Nội chứa đựng các yếu tố văn hóa, những tình huống ứng xử, những bản lĩnh vượt lên hoàn cảnh cam go trong đời, những tri thức sống động thường ngày, những sản phẩm, làng nghề truyền thống, phong cách ẩm thực, những món ăn tinh tế, thời trang lịch lãm, những tư tưởng lớn, yêu nước, thương dân, nét tài hoa thanh lịch của người Hà Nội hôm qua và hôm nay … Để từ đó, giới trẻ nhận thức lại về cuộc sống của mình trong hành trình tiến hóa, để hội nhập quốc tế. Giờ học sinh viên phải động não cùng giảng viên. Tôi giao hẹn “Sau một vài buổi giảng, nếu các em cảm thấy nhàm chán, vô bổ thì cô sẽ thôi không đi dạy nữa. Cả cuộc đời mình, chưa lúc nào cô chịu kiếm sống bằng những việc làm giả dối, lừa lọc, bất nhân, tàn ác”. May sao, các em hào hứng học cùng tôi ngay từ buổi đầu. Bằng cách hướng dẫn, giảng giải, thảo luận, đối thoại, kể chuyện, nghiên cứu, luận bàn, chọn lưa … chúng tôi đã tìm ra những giá trị cơ bản của Tinh hoa văn hóa Thăng Long – Hà Nội và các ý niệm về Người Hà nội tài hoa thanh lịch, khẳng định đó là một dòng chảy liên tục từ nghìn xưa đến hôm nay.
Chúng rôi chọn 9 giá trị của Tinh hoa văn hóa Thăng Long – Hà Nội (9 là số đẹp của người phương Đông):
– Triết lý nhân sinh Phật giáo Lý – Trần – Nền văn hiến nghìn năm với bề dày lịch sử và di tích
– Văn học Thăng Long – Hà Nội (huyền thoại, cổ tích, truyện dân gian, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đối, chữ Hán, chữ Nôm, quốc ngữ, tiếng Việt, truyện ngắn, tiểu thuyết …)
– Nghệ thuật (ca múa nhạc, trò chơi, biểu diễn, dân gian, trồng hoa, cây cảnh, nghệ thuật ẩm thực …)
– Lễ thức, phong tục, hội hè
– Kiến trúc, điêu khắc
– Nghề thủ công mỹ nghệ
– Danh nhân văn hóa, nổi bật tư tưởng yêu nước, yêu hòa bình, thương người như thể thương thân, tài hoa thanh lịch.
– Văn hóa tâm linh Những giá trị trên đã sinh ra hình tượng Người Hà Nội tài hoa thanh lịch:
– Nhân cách: khoan dung, hòa hợp, chung sống thuận chiều với con người, thiên nhiên, tu tâm theo Thiền Trúc Lâm (im lặng mà suy nghĩ, xoay lại tìm mình, tự biết mình, không quá tham, sân, si), thương người, thương mình, hướng tới chân, thiện, mỹ, không chịu nô lệ, sống có ích cho giống nòi. – Khéo tay nghề – Có chiều sâu văn hóa Tâm linh – Hiếu học, biết rèn luyện Tâm, Thân, Trí – Sáng tạo văn hóa ẩm thực – Giao tiếp, ứng xử lịch lãm (cách nói năng, ăn, uống, mặc, vui chơi, … tinh tế).
Kết thục môn học, sinh viên muốn viết tiểu luận để thỏa niềm say sưa về Tinh hoa văn hóa Thăng Long – Hà Nội, nhưng đông quá, một mình tôi không đủ sức hướng dẫn, nên cho thi.
Giới trẻ bừng tỉnh về văn hóa cội nguồn
Câu hỏi thi có phần lý thuyết và phần ứng dụng của sinh viên trong cuộc sống cá nhân. Vì không học khoa học xã hội, vì việc dạy văn, học văn thời các em không còn chỉn chu như chúng tôi được học ở phổ thông, nên nhiều bài thi viết chưa đúng quy cách, nhưng tôi không chấm văn hay, chữ tốt. Tôi đi tìm sự động đậy, nảy nở trong tâm hồn, trong cách nghĩ của các em. Tôi đã không thất vọng. Các giá trị Tinh hoa văn hóa Thăng Long – Hà Nội đã thảm thấu trong tâm trí sinh viên. 35% em chọn viết về Triết lý nhân sinh trong Phật giáo Lý – Trần, Người Hà Nội tài hoa thanh lịch 17,8%, Văn hóa tâm linh 17,2%, Nghề thủ công 9%, Lễ nghi phong tục 9,8%, Văn hóa ẩm thực 7,5%, Kiến trúc, Điêu khắc 4,6%… Đặc biệt phần ứng dụng, các em tâm sự cùng tôi những khó khăn, khúc mắc, nỗi bất hạnh, lo lắng, sự xô bồ, ầm ĩ ngoài đường … nhưng em nào cũng tìm được lối thoát nhờ triết lý nhân sinh Phật giáo Lý – Trần. Các em đã thực hành để tự thay đổi: tập khí công, võ dân tộc, dưỡng sinh Tâm thể, quan sát hơi thở, tu thiền Trúc Lâm phản quan tự kỷ (im lặng mà suy nghĩ, xoay lại tìm mình), đi chùa, tham dự vào các lễ thức tâm linh để giảm tham ,sân, si (chứ không phải là đi cầu buôn năm lãi mười, mua quan bán chức, càng cầu càng tham), quảng bá nghề thủ công mỹ nghệ, truyền giá trị Tinh hoa văn hóa Thăng Long- Hà Nội cho gia đình, bạn bè. Có em đưa vào bài thi nhật ký thực hành Văn hóa Hà Nội trong Tết Ất Dậu “Ngày 27 Tết, em cùng người yêu đi ăn một cái Tết Hoa trên “Con đường Đào Quất” …” Trong khi chấm bài, tôi đã chắt lọc được những hạt ngọc lấp lánh nảy lộc, đam chồi từ tâm hồn trẻ trung của các em, xin lược kê để Người Hà Nội tài hoa thanh lịch cùng thưởng thức màu sắc tươi mới của mùa xuân rộn vang tiếng gà gáy.  “Mới hôm nào tôi cùng lũ bạn còn nghĩ học môn Văn hóa Hà Nôi cho vui vì nghe tên nó hay hay và còn sợ sẽ phải hối hận vì sự liều lĩnh đó, thì giờ đây, ngược lại, tự hào (một chút thôi) vì là một trong những người đầu tiên học môn này, được dạy đầu tiên ở trường tôi… Tôi hiểu được thế nào là tu thiền một cách đúng đắn, Vì sao lại phải giảm bớt tham, sân, si? Vì sao Trần Thái Tông lại bỏ ngai vàng để đi tu? Môn học cho tôi cái khung để dựa vào đó, tôi dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và giời thiệu với bạn bè về Hà Nội, con người Hà Nội. Tôi chắc rằng những kiến thức này có ý nghĩa hơn nếu tôi có cơ hội ra nước ngoài và chắc rằng mục đích ra nước ngoài của tôi bây giờ là khác hẳn trước đây”. Em là một thanh niên sống trong xã hội hiện đại, trong cơ chế thị trường, mọi thứ đều trở nên gấp gáp thì những nét văn hóa ít được để ý. Rồi tình cờ em được tiếp xúc với môn Văn hóa Hà Nội, một môn học mà khi mới nghe tên đã không ít người (trong đó có em) cho rằng nó sẽ chỉ lại là giáo điều. Thực tế khá hẳn những gì em hình dung. Văn hóa Hà Nội là môn học thú vị và sâu sắc. Qua lời giảng và những dẫn chứng cụ thể của cô, chúng em thấy văn hóa là một cái gì đó rất cụ thể, hiện hữu, gần gũi với cuộc sống, chứ không xa xôi, giáo điều như chúng em vẫn nghĩ”. Và tôi đã bắt gặp nơi các em những chuyển động tâm thức biến thành hành động, tương tác đến người khác, như một phản ứng hóa học: “Thời gian nghỉ Tết, em ngồi nói chuyện với mọi người trong gia đình về những xích mích diễn ra, đưa cả giáo trình môn Văn hóa Hà Nội, giảng giải thế nào là triết lý nhân sinh Phật giáo Lý – Trần, thế nào là phép tu thiền” phản quan tự kỷ” … Mọi người lúc đầu không hứng thú lắm, sau hiểu ra thì có phản ứng ngược lại, rất say mê và lắng nghe. Mọi người ngạc nhiên không hiểu sao em lại biết và thấu hiểu một vấn đề lớn đến như vậy. Một vấn đề mà cả những người lớn tuổi vẫn còn chưa rõ lắm. Và kết quả là mọi người đã mỉm cười với nhau thay vì xa lánh nhau như trước”. Các em đã học được cách sống vượt lên cái chết, nỗi đau, bão tố, mất mát, đọa đày … của cá nhân vật có thật trong Tinh hoa Hà Nội, Còn tình yêu ở lại … với những tên tuổi tôn kính như: Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Tài Thu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người vợ liệt sỹ thầm lặng trong phố cổ … làm thay đổi cách sống của mình, sống tốt hơn, sống yêu thương. Giờ đây chúng ta có thể nói được rằng Tinh hoa văn hóa Thăng Long – Hà Nội với sức sống không gì tiêu diệt nổi, đã lay động giới trẻ, gieo mầm chân, thiện, mỹ là truyền kỳ thiêng liêng, tạo ra thế hệ mới, sống tốt đẹp. Tôi đã vẽ chân dung họ “Trên đầu là Trời, dưới chân là Đất, Trời Đất, Con Người, Thiên Địa Nhân hợp nhất và bay lên cùng nhân loại, trở về xây đắp Thăng Long – Hà Nội – Việt Nam sánh cùng thế giới”. Đây là những lời tự bạch và tâm sự của nhà văn, giảng viên môn Văn hóa Hà Nội – Mai Thục trên TINCHIỀU Hànội mới (Số 112 ra ngày 22/02/2005)

Tin đăng bởi: , Đã có: 5.149 lượt đọc

Leave a comment