Diễn đàn sinh viên Đại học Thăng Long, nơi trao đổi học tập, giao lưu, giải trí, thư viện đề thi của sinh viên.

Home » Phóng sự » Tốt nghiệp ĐH Thăng Long, chuyện không đơn giản

Tốt nghiệp ĐH Thăng Long, chuyện không đơn giản

Quầy mượn sách của thư viện trường ĐH Thăng Long hôm ấy bớt yên tĩnh hơn lệ thường một chút.

lib Một sinh viên dáng vẻ khá già dặn đang đỏ gay mặt mũi hỏi cô quản thư: “Thưa cô, vậy tức là tất cả SV khoá 11 đều không đuợc mượn sách của Nhà trường hay sao?” Thì ra khi trình thẻ sinh viên để mượn sách của thư viện, cô quản thư từ chối vì chiếc thẻ đã quá niên hạn sử dụng. Trên thẻ ghi: “Năm học 1998-2003”. Bây giờ là năm 2004, và chiếc thẻ thế là hết giá trị. Thế nhưng anh chàng SV này vẫn chưa thể tốt nghiệp và vẫn đang tiếp tục học tại trường đẻ hoàn thành nốt các giai đoạn học tập. Lũ “trẻ ranh” chúng tôi rụt cổ lè lưỡi nhìn nhau đấy ái ngại cho anh ta và ái ngại hơn khi tự hỏi “số phận” mình mấy năm nữa liệu có như thế hay không? ĐH Thăng Long là một trong số ít những trường ĐH ở miền Bắc mạnh dạn thực hiện hệ đào tạo tín chỉ mà theo đó quy định mỗi sinh viên muốn được đăng kí làm luận văn phải hoàn thành chương trình Đại cương và Chuyên ngành với tổng số học trình tích luỹ >=190.

Hệ đào tạo này cho phép SV tự do phát huy năng lực của mình cũng như lượng sức mình để sắp xếp số môn học từng kì sao cho phù hợp. Điều đó mở ra cơ hội cho một số SV xuất sắc hoàn thành sớm việc tích luỹ học trình chỉ trong 3 – 3.5 năm và được đăng kí làm luận văn ngay. Song song với việc đó là hàng trăm SV sau 4 năm học vẫn không thể tốt nghiệp và sau 6-7 năm học, họ vẫn chưa thể trở thành cử nhân. Tính đến nay, trường ĐH Thăng Long hiện còn tồn tại hơn 240 sinh viên đã quá niên hạn ra trường được 1-2 năm thậm chí 3-4 năm nhưng vẫn chưa thể tốt nghiệp. Trong số đó có 80 SV khoa Quản lý, 120 SV khoa Toán tin và 43 SV khoa Tiếng Anh. Phần đông họ là những sinh viên khoá 10-11 nhưng lác đác đâu đó trên danh sách vẫn thấy tên một số sinh viên khoá 8,9. Đã 7,8 năm rồi mà vẫn chưa ra trường được, nhiều người nhìn vào bảng danh sách và tự hỏi không biết những sinh viên này hiện giờ làm gì, ở đâu. Một số ít kiên trì cố gắng dùi mài kiến thức để hoàn thành nốt chương trình giống như anh chàng SV khoá 11 được nhắc đến ở trên kia. Số còn lại phần đông cũng lao ra ngoài kiếm việc làm.

Tôi được trò chuyện với một sinh viên khoá 10 (xin phép được giấu tên). Anh kể công việc thường chỉ là để kiếm tiền chứ hiếm có liên quan đến ngành mình đang theo học. Còn chuyện tốt nghiệp, gần như thành nghĩa vụ. Thôi thì đằng nào cũng muộn rồi, đành tự thân vừa học vừa làm, dần dần thì cũng xong. Quả là một thực trạng đáng buồn.. Những SV mới ra trường khi gặp lại nhau thì trong câu chuyện trò rôm rả bao giờ cũng không quên hỏi han bàn tán xem trường mình, khoa mình hiện còn bao nhiêu SV chưa được nhận bằng tốt nghiệp, rồi cùng thở phào nhẹ nhõm vì thấy mình “tai qua nạn khỏi”. Thực ra “tai qua nạn khỏi” chỉ là cách nói khiêm tốn của họ. Bởi vì ai cũng biết, để được làm luận văn và để được nhận tấm bằng cử nhân ở ĐH Thăng Long hoàn toàn khôngphải chuyện dễ, mà phải đòi hỏi một sự nỗ lực và kiên trì thật đáng kể. Còn số những SV “tồn đọng” kia sở dĩ là do chểnh mảng học hành nên không theo kịp guồng quay. Các thầy cô vẫn coi trọng chất lượng là đầu nên chừng nào họ còn chưa thực sự chú tâm học hành thì chừng đó tấm bằng lấp lánh kia còn treo lơ lửng trên đầu họ. Tất cả SV Thăng Long đều đọc được điều này, ngay từ ngày đầu tiên đến trường, ở trong tờ hướng dẫn về việc học tập tại trường: “Không phải vào được ĐHTL là sẽ tốt nghiệp ĐHTL.. Vào ĐHTL không phải chỉ việc đóng học phí là trước sau cũng tốt nghiệp, vào ĐHTL là để học tập và tự khẳng định tuổi trẻ của mình..”. Mới bước chân vào trường, những câu nói đó với chúng tôi chỉ như hô khẩu hiệu, không hơn. Nhưng càng học ở đây lâu năm, chúng tôi càng thấm thía điều đó, và yên tâm vì có điều đó.

Trước thực trạng như vậy, Nhà trường ĐH Thăng Long có những ý kiến và hành động như thế nào? Một vấn đề bức xúc khiến số SVTL tồn đọng lên tới hàng trăm chủ yếu là do chất lượng luận văn tốt nghiệp, và phần đông rơi vào khoa Toán tin. Theo thầy hiệu trưởng Phan Huy Phú, có nhiều SV mải đi làm thêm, không chịu đầu tư công sức vào luận văn. Thậm chí có SV chỉ đến gặp thày cô hướng dẫn có một lần rồi không quay trở lại. Bản thân Nhà trường luôn kì vọng các SV cho ra đời những luận văn dù không cần to tát nhưng phải thực chất. Thế mà nhiều SV không hiểu những điều mình trình bày khi trường tổ chức bảo vệ thử, dù luận văn của họ trông “sáng choang” hoặc nhiều chi tiết trong luận văn không chuẩn xác do chương trình không thể chạy được trên máy vi tính.

Không giống như phần lớn các trường ĐH khác chỉ có một đợt bảo vệ tốt nghiệp vào cuối năm học, ở ĐHTL mỗi năm có 3 đợt đăng kí làm luận văn tốt nghiệp: đợt 1 từ 25->30/4; đợt 2 từ 25->30/7 và đợt 3: 25->30/12. Luận văn được bảo vệ sớm nhất là sau 4 tháng kể từ ngày đăng kí. Thế tức là mỗi năm Nhà trường cũng có 3 đợt xét tốt nghiệp: đợt 1 vào 15/9, đợt 2 vào 15/12 và đợt 3 vào 15/5. Những đợt đăng kí làm luận văn thường đúng thời điểm kết thúc một học kì. Hết học kì đó nếu SV đã hoàn thành chương trình tích luỹ có thể đăng kí làm tốt nghiệp luôn mà không phải mất công chờ đợi đến cuối năm hay phải chờ tới tận năm sau chỉ vì lỡ chậm một bước nào đó. Quy chế này tạo điều kiện thuận lợi cho SV ra trường trong thời gian sớm nhất. Nếu bạn thực sự sốt sắng cho tiến độ học tập của mình, hẳn bạn sẽ sung sướng cảm ơn truờng mình vì đã không giống các trường ĐH khác.

Thêm vào đó, Nhà trường luôn tích cực tìm giải pháp cho số SV lâu năm có thể hoàn thành việc tốt nghiệp. Tại phòng Phó hiệu trưởng, cô Đặng Kim Nhung vẫn luôn mở cửa tiếp những SV lâu năm tới để được tư vấn, giúp đỡ về việc làm tốt nghiệp. Thậm chí một số môn học quá khó cũng được chấp nhận điểm 4 làm điểm đạt. Và kết quả một số môn thuộc chương trình khoa khác mà SV đã đăng kí học cũng có thể được thay cho một số môn có liên quan. Tất nhiên đó là những trường hợp hãn hữu, về cơ bản SV vẫn phải tự thân nỗ lực bằng tài năng và trí tuệ của chính mình. Để thay cho lời kết, xin được trích dẫn đôi dòng ghi trong tờ Thông báo tuyển sinh mà mỗi SVTL đều nhận được khi nhập trường. Sẽ phải mất mấy năm trời học ĐH để thấm thía nó: “ĐH Thăng Long luôn mở rộng cánh cửa cho những thanh niên có tư chất muốn hấp thụ một nên giáo dục cơ bản, có lòng say mê học vấn, có ước mơ cao đẹp vì cuộc sống, vì quê hương và vì sự phát triển!”

Tin đăng bởi: , Đã có: 46.318 lượt đọc

13 Responses to " Tốt nghiệp ĐH Thăng Long, chuyện không đơn giản "

  1. anonymuos viết:

    Bào chữa cho những hành động sai trái bằng những lời nói phải…vui thay…
    [Thêm vào đó, Nhà trường luôn tích cực tìm giải pháp cho số SV lâu năm có thể hoàn thành việc tốt nghiệp]

    đính chính lại đoạn này….tìm giải pháp để cho SV lâu năm lâu tốt nghiệp hơn …qui chế thì cải cách..nhưng những cải cách này có đem lại lợi ích cho sinh viên hay k ..

    [Và kết quả một số môn thuộc chương trình khoa khác mà SV đã đăng kí học cũng có thể được thay cho một số môn có liên quan]…lúc đầu là như thế..và bây h thì mấy môn dấy có dc tính vào điểm chuiyên ngành đâu..–> sv học mấy môn đấy để làm gì 😀 …..

  2. buon viết:

    Chuyện tốt nghiệp đâu phải chỉ do sinh viên, có khi do giáo viên hướng dẫn chẳng hề có kế hoạch làm việc gì cả. Sinh viên không có thông tin rõ ràng, mơ hồ về tương lai. Thử hỏi hàng chục sinh viên mà chỉ có một giáo viên hướng dẫn thì bao giờ mới làm xong chuyên đề tốt nghiệp mà ra trường. Có trường nào như vậy không?

  3. monokuro viết:

    Tác giả cái bài viết này có xem kỹ tình hình chưa vậy??????????????
    Học hết môn roài mà làm chuyên đề cũng 4 tháng roài vậy mà ko hỉu khi nào mới tốt nghiệp.
    Tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền học đều phải tự túc, mà đi làm người ta bảo chưa có bằng ráng chịu lương thực tập. Cuối tuần đều đều tới sửa chuyên đề, không được về quê thăm bố mẹ nữa. Nếu mà đọc được bài này vào thời điểm khác chắc tui bỏ bằng, bỏ trường, tui đi về quê luôn cho rồi. Kêu hoài đâu thấy thay đổi cái gì, vẫn cứ chậm như sên. VẤN ĐỀ TO TƯỚNG LÀ CÁI VỤ LÀM CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ QUÁ TRÌNH HỌC VÀ THI !

  4. ngocxit viết:

    Đọc bài viết của bạn xong t ko khỏi băn khoăn và có 2 suy nghĩ. Một là bạn là 1 sinh viên xuất sắc, ra trường 3 năm rưỡi nhỉ?, việc học của bạn cũng được suôn sẻ như những gì bạn viết. Suy nghĩ thứ 2 là bạn là người không hiểu chuyện. Mình nghĩ trước khi cầm bút bạn nên tìm hiểu rõ ràng hơn vấn đề. Là người cầm bút mà bạn chỉ để mọi người thấy 1 mặt của vấn đề, gợi ý cho bạn : hãy tìm hiểu rõ hơn về những sinh viên chăm chỉ, học hết tất cả các môn rồi, chuyên đề tốt nghiệp kéo dài hơn nửa năm,….thậm chí điểm thi còn chưa có trong bảng điểm dù môn đó đã thi trong thời gian tính bằng năm, thậm chí là hơn 2 năm nhé,…..
    Dù sao cũng cảm ơn bài viết của bạn,nó cảnh tỉnh đc những sinh viên lười học, đáng tiếc gây phản cảm cho những học sinh chăm chỉ mà vẫn chưa được xét tốt nghiệp.

  5. Có lẽ trước khi nhận xét một vấn đề chúng ta nên suy nghĩ lại,… Có lẽ tác giả của bài viết này phản ánh một cái nhìn với quan điểm lý luận của một sĩ tử, lấy việc học tập, nghiên cứu làm trọng. Còn những bạn đưa ra nhận xét phản bác dưới đây lấy quan điểm thực dụng làm nền tảng. Còn tôi, tôi nghĩ rằng đúng là tiến trình và giáo trình học luôn thay đổi là một thách thức và khó khăn cho các sinh viên khóa cũ, nhưng bạn hãy tự hỏi tại sao bạn là sinh viên khóa cũ mà vẫn phải học lại cùng khóa mới. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Đừng lấy sai lầm của người khác làm động cơ bào chữa cho bản thân, nếu cố gắng chưa được thì cố gắng gấp đôi, gấp ba, gấp nhiều lần nữa lên,… Hi vọng các bạn sớm ra trường…

  6. Song song với việc đặt chất lượng lên đầu là việc đặt lên đầu sinh viên các khoản phí tăng dần đều, các quy chế thay đổi liên tục và không công khai rộng rãi, ngay cả giáo viên, cán bộ cũng mỗi người một ý. Thật là mệt mỏi vì cho đến khi TN vẫn ko rõ phải tìm quy chế ở đâu, web ko đăng, bảng tin trường ko dán, quy chế là lâu dài, phải được treo cho mọi người biết tới khi có thay đổi. Để nói cho hết những bức xúc thì lâu lắm

  7. Zoi az viết:

    Năm nay em thi đại học rùi,đag nghĩ tới nguyện vọng 2 vào trường Thăng Long vì nghe nói trường đó chất lượng và khá uy tín,thế nhưg sau khi đọc xog bài viết và những cm của các anh chị,có khi em phải suy nghĩ lại,em ko muốn học cái trường mà quy chế thay đổi như thay áo,làm khó học sinh,làm việc ko rõ ràng,ko có trách nhiệm j cả..tiền học phí thì lại tăg dần đều,nản hẳn…

  8. lena viết:

    Bạn nào có điều kiện thì nên qua nước ngoài học. Tôi từng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài và hiện tại đang làm việc ở nước ngoài luôn. Nói chung sống ở nước tư bản khác hoàn toàn nước cộng sản.

  9. Tốt nhất là đừng dại mà chui vào cái trường này, bọn em sợ cái trường này đến tận cổ rồi, quy chế thay đổi liên tục, có môn học xong rồi đến lúc đổi quy chế thay bằng môn mới, thế là thành học lại, dồn ép con người ta mãi không ra được trường, hết 8 năm là vứt đi, tiền bạc, công sức, thời gian, cơ hội….

  10. truong thi hoa viết:

    troi oi hoc kho vay sao.toi cung vua moi dang ki hoc truong do

  11. A02582 viết:

    Vào học năm 1998 cầm tấm bằng vào năm 2004. Giờ nghĩ lại muốn khóc quá!

  12. ngaoop viết:

    em đang định học trường đấy đây. nghe các bác nói vậy em cũng sợ quá mất

  13. Leave viết:

    Sinh viên nhập học 2010 là khóa mấy nhỉ

Leave a comment