Cách đây gần 15 nǎm, tiếng trống khai trường của một trường đại học ngoài công lập đầu tiên trong cả nước và cả khối các nước XHCN đã vang lên trên đất Thǎng Long mở ra một hướng đi mới, một giai đoạn mới trong công tác giáo dục và đào tạo – đó là trường Đại học Dân lập Thǎng Long.
Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục đúng đắn của Đảng và Nhà nước, GS Hoàng xuân Sính cùng với một số nhà khoa học tâm huyết, đã khởi xướng việc thành lập trường ĐHDL Thǎng Long với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé trong công cuộc giáo dục và đào tạo của đất nước, xây dựng được một trung tâm đào tạo lớn của đất nước, ở nơi đó các em sẽ được thả sức học hành và sáng tạo… Nǎm tháng đã qua đi, biết bao khó khǎn, thử thách nhưng tập thể lãnh đạo nhà trường vẫn luôn là những người chèo lái dũng cảm đưa con tầu vượt qua khó khǎn để đạt được những kết quả đáng khích lệ như ngày hôm nay: đó là trường ĐHDL Thǎng Long nay đã có chỗ đứng trong lòng mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người Hà Nội, kết quả giáo dục và đào tạo của nhà trường đã được xã hội chấp nhận. Thực tế qua hai cuộc điều tra nghiêm túc và công phu của Bộ Giáo dục và Đào tạo nǎm 2000 và cuộc điều tra của Ngân hàng thế giới nǎm 2002, sinh viên ĐHDL Thǎng Long luôn đứng ở tốp đầu so với các trường đại học khác trên phạm vi toàn quốc về 2 chỉ tiêu cơ bản, đó là: số sinh viên ra trường tìm được việc làm cao và số sinh viên có việc làm đúng nghề nghiệp cao nhất…
Có được kết quả dù còn nhỏ bé đó, là nhờ sự nỗ lực kiên trì và định hướng đúng đắn của Hội đồng quản trị mà trước hết phải kể tới GS Hoàng Xuân Sính, sự đoàn kết nhất trí và làm việc hết mình với tinh thần sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo nhiều thế hệ, sự cần cù, nghiêm túc, chịu thương chịu khó của toàn thể cán bộ công nhân viên, sinh viên nhà trường. Khi về thǎm trường tôi có hỏi vui TS Đặng Kim Nhung – Hiệu phó nhà trường: Điểm mới trong công tác đào tạo của nhà trường đối với sinh viên là gì ? TS Kim Nhung hóm hỉnh trả lời: “đã nói từ trên rồi, ở đây các em được thả sức học hành và sáng tạo…” .Thực ra một mục tiêu tưởng chừng giản đơn ấy, đã hàm chứa một triết lý sâu xa và không mấy dễ dàng mà suốt 15 nǎm qua nhà trường đã phấn đấu không mệt mỏi cho mục tiêu này. Dựa trên nền tảng của giáo đức và trò đức, nhà trường đã kiên trì tuân theo quy luật vốn có và khá nghiệt ngã – đó là quy luật đào thải với cả thầy lẫn trò. Nhà trường đã:
– Xây dựng một đội ngũ giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng có chất lượng cao, cao cả về tư chất lẫn trình độ : 70% giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên (trừ giáo viên dạy ngoại ngữ): hiện nhà trường có đội ngũ giáo viên thỉnh giảng là 98 người – trong đó 49 người có trình độ tiến sĩ (chiếm 50% ) với 13 GS, PGS (chiếm tỉ lệ 26,2% ). Còn giáo viên cơ hữu, đối với bộ môn kinh tế, 2 nǎm nữa sẽ đạt khoảng 95% có trình độ thạc sỹ trở lên.
– Vấn đề Giáo đức và Trò đức luôn được coi là nền tảng trong công tác giáo dục của nhà trường, ở đây không có chỗ đứng cho những cá nhân cơ hội, chỉ chạy theo vật chất.
– Tạo dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh, một sân chơi công bằng cho tất cả các em cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Bởi Nhà trường hiểu sâu sắc rằng, các em chỉ có thể thả sức học hành và sáng tạo khi tinh thần các em cũng phải được giải phóng, không bị ức chế. Một trong những khâu nhạy cảm nhất là thi cử: Giám hiệu trực tiếp phụ trách và tất cả các kỳ thi học kỳ đều tiến hành rọc phách…
– Quản lý chặt chẽ và sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, dù còn hạn hẹp, để xây dựng cơ sở kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy cho các em. Tại đây máy tính luôn được cập nhật hàng nǎm. Chỉ có 8 sinh viên trên một đầu máy tính, các em có quyền thực hành máy tính miễn phí nhiều giờ mỗi ngày.
– Từ đầu nǎm 2003, nhà trường đã mở một cổng Internet riêng, hàng ngày sinh viên có thể tới truy nhập lấy tài liệu, chỉ phải nộp một phí nhỏ (1000đ/ giờ).
– Nhà trường coi tin học và ngoại ngữ là hai bộ môn đặc biệt quan trọng đối với mọi chuyên ngành, vì vậy dù học ngành gì, các em cũng được đào tạo hai mảng này rất chu đáo. Riêng ngoại ngữ các em được học 2 ngoại ngữ: Anh – Pháp hoặc Anh – Nhật… Lớp học tiếng chỉ khoảng 30 sinh viên mỗi lớp, riêng tiếng Nhật còn ít hơn nữa và có 3 giáo viên người Nhật thường xuyên giảng dạy.
– Mỗi nǎm nhà trường có gần một trǎm học bổng dành cho những học sinh xuất sắc, học bổng đến với các em một cách công bằng, không phân biệt giàu nghèo, nam hay nữ, một số học bổng chỉ dành cho sinh viên nghèo, nhưng phải biết vươn lên để học khá.
– Cơ hội đi du học nước ngoài là khá lớn: Hiện nhà trường kết nghĩa với hai trường đại học công lập lớn ở Pháp đó là trường Đại học Nice Sophia Antipolis – đây là trường rất mạnh về Công nghệ thông tin – và trường Đại học Toulouse I – trường chuyên về quản trị kinh tế; ngoài ra cũng tại Pháp Daudet cũng là trường có kết nghĩa từ lâu với Thǎng Long. Với Nhật Bản, trường có quan hệ với trường đH Nazan và tổ chức JICA. Hàng nǎm, sau nǎm thứ hai, những sinh viên học khá trở lên sẽ được chọn đi du học nước ngoài một cách công bằng. Những trường các sinh viên đến là những trường công lớn, nên các em không phải mất tiền học, chỉ phải lo tiền ǎn, ở. Riêng nǎm 2003 có tới 10 sinh viên đã trúng tuyển và chuẩn bị sang Pháp học tập. Đó là các em: Chí Thị Hoà (T14A), Dương Phú Hiệp (T15B2) Phạm Tiến Cường (T15B1), Trần Minh Ngọc (Q14D), Nguyễn Thị Mai Hoa (Q13A), Nguyễn Khánh Ly (Q13C), Phạm Lê Nguyên (Q13A),….Trong những nǎm gần đây đã có 4 đợt các công ty Nhật Bản tuyển sinh viên Nhà trường sang thực tập và làm việc. Nhiều sinh viên nhà trường hiện đang theo học và công tác thành đạt ở nước ngoài như: SV Nguyễn Minh Đức ( khoá 5 ), Phạm Long Giang ( khoá 8 ) được nhà trường cho đi du học tại Pháp đã học xong bằng thạc sĩ và hiện đang làm việc tại các công ty Pháp ( Nguyễn Minh Đức làm việc cho công ty kiểm toán lớn của Pháp – công ty Senior Ernst & Young )…
Nhiều sinh viên của nhà trường đã thành đạt ở trong nước như: SV Nguyễn Quốc Hùng làm giám đốc kinh doanh tại công ty Ford; nhiều sinh viên đã trở thành giám đốc công ty của chính mình như: SV Phan Vǎn Hoà ( khoá 7 ) Giám đốc công ty “Phát triển giải pháp đa công nghệ”; SV Nguyễn Thị Hồng Lan ( khoá 7 ) giám đốc công ty nội thất lớn mang tên “Lan” của chính mình… Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Bộ GD & ĐT, trong thời gian tới trường sẽ được cấp đất để xây dựng một khu trường mới, đáp ứng được yêu cầu đào tạo của xã hội. Gần 15 nǎm đã trôi qua, hàng ngàn sinh viên Đại học DL Thǎng Long đã ra trường, nhiều người đã và đang nắm giữ những cương vị quan trọng trong các cơ quan doanh nghiệp, bộ máy nhà nước, đã và đang hàng ngày đóng góp trí và lực trong sự phát triển của đất nước. Để có một cái nhìn tổng thể, để đặt một mạng lưới liên kết động giữa nhà trường với các cựu sinh viên và ngược lại, một đề tài khoa học cấp Trường đã được hình thành, và trang Web đã được đưa lên mạng vào đầu nǎm 2003 với mục đích để có một bức tranh tổng thể và tương đối chính xác về hiện trạng, về sự thành đạt và chưa thành đạt của sinh viên Thǎng Long sau tốt nghiệp. Gần 15 nǎm đã qua, Thầy và Trò nhà trường đã và đang tiến những bước vững chắc trên con đường đào tạo nhân lực cho Đất nước viết nên những trang sử hồng của truyền thống Thǎng Long.
_Bài viết từ báo Giáo dục & phát triển số 91_
Bài viết liên quan:
Tin đăng bởi: OanhNK, Đã có: 13.597 lượt đọc