Diễn đàn sinh viên Đại học Thăng Long, nơi trao đổi học tập, giao lưu, giải trí, thư viện đề thi của sinh viên.

Home » Phỏng vấn » Cô FUJITA NATSUKO

Cô FUJITA NATSUKO

cogiao

Khi tôi kể về trường mình cho bạn bè nghe, họ rất ngạc nhiên và thích thú vì mọi sinh viên Thăng Long đều được học 2 thứ tiếng.Đặc biệt là môn tiếng Nhật có giáo viên bản địa giảng dạy.Vượt qua nhiều khó khăn, cả nỗi niềm xa nhà,cô Tomoko Koyama, thầy Kobayashi Manabu, cô Okamura Tamiko, cô Fujita Natsuko , cô Nishizawa, cô Takahashi Rika, cô Furuya, cô Kashio… đã góp phần tạo ra một môi trường học tập chất lượng ở Đại học Thăng Long. Hình ảnh mà tôi nhớ nhất về cô ở kì tiếng Nhật 1 là mồ hôi nhễ nhãi, liên tục dùng khăn mùi xoa.Có lúc tôi giật mình tưởng cô cầm nhầm rẻ lau bảng. Đến tiếng Nhật 2. Hôm đó là thứ ba, trời mưa rất to và hơi lạnh.Gần trường lại tắc đường, tranh thủ tôi nhẩm lại mấy câu tiếng Nhật, xin lỗi cô, em đến muộn…Nhưng những giọt nước ngấm trên trần thỉnh thoảng rớt xuống trong giờ học đã day dứt tôi mãi. Cô là tình nguyện viên của JICA (cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) sang Việt Nam dạy tiếng Nhật.Hàng ngày với chiếc xe đạp và sự trẻ trung của mình, cô nhiệt tình đem ngôn ngữ Nhật, văn hóa Nhật đến với sinh viên Thăng Long. Tên cô là: Fujita Natsuko  Cô sang Việt Nam từ bao giờ? ** Từ 2 năm trước  Nhật Bản có điều kiện sống và làm việc cao, khi sang việt Nam, một nước đang phát triển, chắc là cô đã gặp rất nhiều khó khăn ? **Ở Việt Nam có nhiều xe cộ đặc biệt là xe máy nên đi lại phải cẩn thận, cô mất nhiều thời gian mới quen được.  Cô đã đi du lịch được nhiều nơi ở Việt Nam chưa? **Vịnh Hạ Long,TP Hồ Chí Minh,phố cổ Hội An, đảo Phú Quốc,Huế, Đà Nẵng…Nơi nào cũng đẹp và có nhiều món ăn ngon.  Cô thấy con người và cuộc sống Việt Nam thế nào? ** Đối với người Việt Nam, gia đình là quan trọng nhất nên người ngoài nói chuyện rất khó khăn.Nhưng nói chung mọi người rất thân thiện.Ngoài ra, người Việt Nam có sức khoẻ dỏe dai, làm việc hăng say. Việt Nam có nhiều cây và nhà đẹp Thời tiết, mùa hè thì nóng kinh khủng, mùa đông thì lạnh quá!  Còn sinh viên Thăng Long, những học trò của cô? ** Học hành chăm chỉ .Sinh viên Việt Nam gần gũi với giáo viên hơn sinh viên Nhật.  Hôm thành lập trường 15/12/2003 chúng em được thưởng thức tiếng đàn thập lục của cô, tại sao cô lại chọn đàn thập lục mà không phải loại đàn nào khác? ** Lúc đầu cô định học đàn bầu nhưng cô giáo bảo học đàn bầu khó lắm, còn đàn thập lục cô đã được một người bạn, một giáo viên Việt Nam bên trường Phương Đông giới thiệu.Thấy nó thật đẹp nên cô quyết định học đàn thập lục. Đây cũng là một cách để mình tìm hiểu thêm về Văn hoá Việt Nam.Ngoài một nền âm nhạc phong phú và đậm đà bản sắc ra, Việt Nam còn có những tà áo dài rất đẹp.  Theo dự đoán, tương lai Nhật Bản sẽ trở thành nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất.Bên cạnh Tiếng Anh, học tiếng Nhật là một sự chuẩn bị tốt của mọi sinh viên. Nhưng với đòi hỏi khắt khe của khoa tiếng Nhật trong trường ta (…), sinh viên ngòai chuyên ngành Anh-Nhật, lại bắt đầu học thì khó mà theo được đến tiếng Nhật 3 .Việc học thêm ở ngoài tương đối đắt đỏ đối với hầu hết sinh viên.Cô nghĩ thế nào?Liệu sinh viên có thể tự học Tiếng Nhật, học qua mạng,… hay tổ chức JICA có hoạt động gì hỗ trợ thêm? ** Dĩ nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tự học. Nhưng ngoại ngữ mà tự học thì ngữ pháp có thể giỏi nhưng phát âm chuẩn sẽ khó đấy.Hãy tận dụng cơ hội giao tiếp với người bản địa. Hè này tôi về Nhật Bản rồi, từ giờ đến lúc đấy hãy tranh thủ nói chuyện với tôi đi. Ngoài ra, sinh viên có thể đến Trung tâm Hợp tác Nguồn nhân lực Việt_Nhật(VJCC)ở trong trường Đại học Ngoại Thương, phố Chùa Láng quận Đống Đa, Hà Nội. Ở đây các bạn được sử dụng miễn phí sách, internet, băng đĩa,tham gia các cuộc giao lưu văn hoá Việt Nhật,các đề thi năng lực Tiếng Nhật hàng năm ở đây cũng rất hữu ích.. Sinh viên được giảm giá, chỉ có 50.000 VNĐ /năm để được sử dụng các điều kiện trên.  Cô có nghĩ tiếng Nhật khó không? ** Nhiều sinh viên bảo tiếng Nhật khó nhưng cô không nghĩ thế.Nếu như bạn thích thì hãy học cẩn thận và chăm chỉ ngay từ đầu, bạn sẽ thấy tiếng Nhật không khó.  Bao giờ cô về Nhật Bản? ** Tháng 7 năm nay(7/2004)  Khi về Nhật Bản thì điều gì hay liệu có “người nào đó” làm cô nhớ nhất? ** Có chứ.Mình sẽ rất nhớ các bạn đồng nghiệp bộ môn Tiếng Nhật, các cô biết rất rõ về con người và cuộc sống ở Nhật.Sinh viên thì học hành chăm chỉ.Lần đầu đến Việt Nam, cô rất nhớ nhà, nếu không có những con người như thế cô sẽ chán và muốn quay trở về ngay lập tức.Cả thầy Tĩnh và anh Đông,… mọi người đều thật tốt, thật thân thiện.  Với mức độ quan hệ Việt Nhật ngày càng phát triển, có nhiều cơ hội cho người Nhật ở Việt Nam.Vậy cô có ý định quay lại Việt Nam, sống và làm việc không? ** Thực sự tôi chưa biết. Điều mà giờ đây tôi nghĩ đến là trở về với gia đình tại Nhật Bản  Tại sao cô lại tham gia chương trình JOCV của tổ chức JICA ? ** Ở đại học, cô theo chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản nên cô muốn sau khi tốt nghiệp sẽ đi dạy Tiếng Nhật ở nước ngoài. Em cám ơn cô, chúc thời gian còn lại ở Việt Nam, cô sẽ tiếp tục khám phá ra nhiều điều thú vị nơi đây. ~~~~~~~~~~~~~~~~ *JOCV : Chương trình JOCV(Japan overseas cooperation volunteers) là một chương trình của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), mà một số giáo viên Nhật Bản ở trường ta tham gia. Trước khi sang Việt Nam, các tình nguyện viên được học tiếng Việt và tìm hiểu về văn hóa, xã hội Việt Nam thông qua một khóa học cấp tốc 3 tháng tại Nhật Bản.

Tin đăng bởi: , Đã có: 10.173 lượt đọc

1 Response to " Cô FUJITA NATSUKO "

  1. Mình học khóa T13, cũng rất may mắn được học cô Fujita. Mình nhớ mãi, tết đến học sinh lì xì cho cô nào là đồng 100, 200 và 500 được gấp rất cầu kỳ và kỳ quặc… cho vào phong bì hoặc để ngoài. Đưa lên tặng cô. Nhưng cô Fujita nhất quyết ko nhận. Bảo là “giáo viên không được phép nhận tiền của học sinh”. Bọn mình phải giải thích mãi là: không phải nhận tiền, và giá trị của nó rất rất nhỏ với lại nó mang ý nghĩ với năm mới là chúc may mắn và hạnh phúc chứ không có ý gì khác.
    Nói mãi, nói mãi cô mới chịu nhận mấy đồng 100 và 200 của bọn mình 😛

Leave a comment