Trường Đại học Thăng Long đang liên kết với Đại học Nice – Sophia Antipolis (đại học công lập danh tiếng hàng đầu của Pháp và châu Âu) xét tuyển học viên đào tạo nhân lực trình độ cao cho lĩnh vực xuất nhập khẩu quốc tế. GS. Toán học, Nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Thăng Long trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về chương trình hợp tác hấp dẫn này.
Giáo sư Hoàn Xuân Sính
Thưa Giáo sư, xuất phát từ ý tưởng nào mà Trường Đại học Thăng Long thực hiện chương trình hợp tác này?
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới; ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN) nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam, cũng như nhiều DN Việt Nam vươn ra hoạt động tại thị trường nước ngoài. Do đó, nhu cầu cán bộ có trình độ quản trị kinh doanh quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng tăng, cả trong các cơ quan quản lý, đơn vị đào tạo và DN. Trong thực tế, vì nhiều lý do, các cơ quan quản lý, đào tạo và DN chưa có đủ cán bộ đáp ứng nhu cầu đó. Chúng tôi thực hiện chương trình hợp tác này chính là để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, cung cấp các cán bộ giỏi cho cơ quan quản lý; các doanh nhân giỏi cho DN, các giảng viên chuyên ngành kinh tế thương mại trình độ cao cho các trường đại học, cao đẳng… với điều kiện học tập thuận tiện nhất, kinh phí phù hợp nhất. Giáo sư có thể giới thiệu những nét chính về Chương trình hợp tác đào tạo thạc sỹ kinh doanh của Đại học Thăng Long với Đại học Nice – Sophia Antipolis? Đây là chương trình đào tạo thạc sỹ kinh doanh và quản lý quốc tế rất thực tiễn, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, có thể đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, như giám đốc xuất khẩu thương mại; phụ trách các các đơn vị xuất khẩu theo vùng, bán hàng theo vùng; cán bộ tài chính chuyên về xuất khẩu; phân tích quản lý tài chính xuất khẩu; quản trị xuất khẩu thương mại… hay cán bộ quản lý, giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Với chương trình này, học viên còn có điều kiện nâng cao trình độ Anh ngữ và Pháp ngữ; giảng viên các trường đại học, cao đẳng và người làm công tác nghiên cứu các chuyên ngành kinh tế có cơ hội tìm kiếm học bổng tiến sỹ tại Pháp và các quốc gia khác. Trường Đại học Thăng Long nhận hồ sơ đăng ký đến hết ngày 30/9 và phỏng vấn vào ngày 15, 16/10/2009. Điều kiện đăng ký phỏng vấn là học viên có một bằng cử nhân và trình độ B1 tiếng Anh. Sự khác biệt của chương trình hợp tác này với các chương trình đào tạo thạc sỹ khác là gì, thưa Giáo sư? Ngoài 420 giờ lên lớp, học viên có 4 tháng thực tập tại DN và làm luận văn, tăng kiến thức thực tiễn của đời sống DN, phục vụ tốt cho công tác sau này; chương trình do các giáo sư, tiến sỹ danh tiếng tại Pháp và Việt Nam giảng dạy bằng ngôn ngữ Anh, Pháp với trợ giảng người Việt. Bằng thạc sỹ kinh doanh và quản lý quốc tế do Đại học Nice – Sophia Antipolis cấp, được công nhận rộng rãi trong hệ thống các trường đại học uy tín hàng đầu châu Âu và thế giới. Địa điểm học tại Việt Nam nên học viên có thể tiết kiệm thời gian, kinh phí so với đi du học ở nước ngoài; học viên có thể bố trí thời gian hợp lý để vừa học tập lấy bằng thạc sỹ, vừa tiếp tục công việc tại cơ quan, DN mình. Trường Đại học Thăng Long có những lợi thế gì và đã chuẩn bị như thế nào để chương trình hợp tác đạt hiệu quả cao nhất? Trường Thăng Long có sự hợp tác với các giáo sư Pháp từ những ngày mới thành lập, cho những kết quả rất tốt và từ năm 2002, Trường Đại học Thăng Long đã hợp tác với Đại học Nice, gửi sinh viên của Trường sang đào tạo. Hiện trong các chương trình đào tạo đại học, Trường cũng thường xuyên mời giảng viên nước ngoài giảng dạy. Chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ về nhân lực và cơ sở hạ tầng cho chương trình hợp tác này. Trường có một đội ngũ trợ giảng trình độ cao, làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, công phu; chúng tôi cũng đã sẵn sàng những trang thiết bị, công nghệ phục vụ giảng dạy đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, được Đại học Nice đánh giá cao. |
(Theo Báo Đầu tư ) |
Bài viết liên quan:
Tin đăng bởi: OanhNK, Đã có: 10.530 lượt đọc
Very nice site!