Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã mở chuyên mục lấy ý kiến và các tiếp nhận các thắc mắc của SV để giúp các bạn giải đáp. Nhóm PV của BEDPAN Group đã có buổi trao đổi với thầy Phan Huy Phú để giải đáp các thắc mắc của các bạn

Thầy Phú trong buổi đối thoại
• PV: Chào thầy ạ, chúng em ở bên trang web Sân chơi Sinh viên Thăng Long, chúng em có thu thập được một số ý kiến, thắc mắc của các bạn sinh viên muốn được thấy giải đáp. Về việc xây trường mới, sinh viên muốn hỏi liệu có những phòng trong thư viện để họ vào học nhóm, không biết trường mình có tính đến trường hợp này không?
• Thầy Phú: Trường sẽ có những thiết kế để cho thư viện tương đối học được nhiều kiểu, có học được cả theo nhóm. Thư viện thứ nhất là chứa được nhiều sinh viên, và sẽ có nhiều hình thức học của sinh viên ở đó, và trường nghĩ rằng thời gian ở đó của sinh viên rất là nhiều.
• Thầy Phú: Trường sẽ có những thiết kế để cho thư viện tương đối học được nhiều kiểu, có học được cả theo nhóm. Thư viện thứ nhất là chứa được nhiều sinh viên, và sẽ có nhiều hình thức học của sinh viên ở đó, và trường nghĩ rằng thời gian ở đó của sinh viên rất là nhiều.
• PV: Có nghĩa là đã tính đến phương án học nhóm rồi ạ? Với trường mới thì cũng có nhiều người hỏi đến hệ thống điều hoà trung tâm-chắc chắn là có rồi phải không ạ? Vì trong một lần bọn em cũng đã hỏi.
• Thầy Phú: Không sao, nói lại lần nữa cũng được: Điều hòa nhiệt độ nó theo một công nghệ mới, nó cũng không hẳn là trung tâm, không giống trung tâm theo kiểu truyền thống, nhưng trung tâm này điều khiển được.
• PV: Có nghĩa là cứ vào trường là thấy mát rồi phải không ạ?
• Thầy Phú: Nhưng cũng còn tuỳ vào mình sử dụng thế nào nữa.
• PV: Trường mới thì có 2 câu hỏi như thế. Còn về vấn đề điểm danh, rất nhiều sinh viên có ý kiến là điểm danh của mình như thế chưa hoàn thiện, ví dụ như có thể điểm danh ở tiết 2, thì sau tiết 2 sinh viên có thể về hết, như thế vẫn không thúc đẩy được sinh viên học tập, như là bắt ép sinh viên đến lớp, có những môn mà người ta có thể không cần thiết học hay như thế nào đó thì người ta bảo là đến điểm danh thà ở nhà làm việc khác còn hơn?
• Thầy Phú: Cái đấy là do sinh viên đối phó, trường không thể tiết nào cũng đi điểm danh được cả. Thực ra thì đi học là phải đến lớp, ngay ở quy chế của Bộ Giáo dục đã nói là nghỉ 20% số giờ là không được thi, mà trường đã để đến 30% rồi, để xác định được ai là người nghỉ 20% hay 30% chỉ có một cách là điểm danh thôi, còn chuyện đến lớp và điểm danh rồi đi về là việc đối phó của sinh viên.
• PV: Tâm lý của sinh viên là việc làm của nhà trường không thể thúc đẩy được sinh viên học?
• Thầy Phú: Không thúc đẩy nhưng cũng có nhiều trường phái: ngay cả bên phương tây xưa người ta không điểm danh bây giờ người ta cũng điểm danh, nếu các em theo các lớp đấy thì người ta ngày nào cũng điểm danh, giờ nào cũng điểm danh và thấy giáo điểm danh. Nếu sau này quy mô lớp của trường nhỏ hơn, thì trường sẽ nghĩ cách là chính thấy cô giáo điểm danh giống như bên lớp Ngoại ngữ, còn lớp lớn nếu như mình không điểm danh thì tình trạng học nó rất là uể oải, lớp hơn 100 người mà cuối cùng chỉ có 10 người đi học, ngay cả thầy giáo cũng thấy rất là buồn. Còn điểm danh xong mọi người chạy xô đi về là do sinh viên thôi, đấy chính là vai trò của Đoàn TN – Hội SV làm sao thúc đẩy phong trào học tập.
• PV: Vâng, cũng đang nói về quy mô lớp thì rất nhiều sinh viên kêu là hiện nay các lớp rất là đông, ví dụ như Kế toán Mỹ hay các lớp Chuyên đề tốt nghiệp, có hiện tượng là ngồi ra tận cửa để nghe giảng?
• Thầy Phú: Vừa rồi là do một số lớp học kỳ trước có một số người bị thi lại nhiều mà trước đây không chịu thi lại, do một quy định mới của trường là bắt học sinh phải thanh toán, những người nợ nhiều vừa rồi người ta mới đi thi lại và đi học ké nhiều. Những lớp mà ngồi ra ngoài phần lớn theo tôi biết là những em đi học ké để thi lại, và nhà trường cũng thấy là hơi khó để mà tách được ra là ai học ké hay học thật; tất nhiên là cũng có một vài lớp là họ bị đông, nhưng mà do là tình hình trường sở hiện nay, cũng mong là sinh viên thông cảm, còn sang bên kia nhà trường có nhiều lớp học hơn có thể bố trí được, đổi lại đấy là cũng phải lường trước chuyện học phí sẽ phải khác đi, bản thân tôi rất muốn là quy mô lớp sẽ nhỏ đi kể cả những lớp chuyên ngành cũng chỉ 25-30 người thôi, thì chắc chắn là chi phí sẽ cao lên.
• PV: Nhưng lớp đông sẽ không chất lượng được, sinh viên ngồi xa sẽ rất khó nhìn và cô giáo viết thì rất nhỏ, ví dụ ngồi ở A33 chẳng hạn: rất là khó nhìn.
• Thầy Phú: Trường sẽ cố gắng các lớp sẽ không để đông như thế nữa, tất nhiên là tất cả phải chờ bên trường mới.
• PV: Chúng em cũng vừa nghe tin là trường mình vừa chuyển từ Dân lập sang Tư thục phải không ạ?
• Thầy Phú: Không phải trường mình chuyển, đây là nghị định, quyết định của Phó Thủ tướng Chính phủ: đề nghi tất cả các trường từ nay đến hết tháng 6 đều chuyển sang hết. Thực tế mà nói tất cả các trường Đại học dân lập ở Việt Nam hiện nay đều hoạt động theo kiểu Tư thục, nó chỉ là đổi lại tên cho đúng tên: “Trả lại tên cho em ” thôi, còn nhà trường đối với các em vẫn là như thế.
• PV: Chúng em vẫn thắc mắc sự hoạt động khác nhau giữa hai mô hình?
• Thầy Phú: Hai cái đấy nó khác nhau những chuyện mà không liên quan gì đến các em cả, nó khác nhau cái thứ nhât là bên Dân lập phải có một tổ chức bảo trợ, như trường mình từ ngày thành lập đã không có tổ chức bảo trợ rồi, sau khi có quy chế phải có tổ chức bảo trợ thì lại phải đi nhờ một nơi gọi là tổ chức bảo trợ, thực ra tổ chức ấy họ cũng chẳng bảo trợ, có vai trò gì đối với mình. Cái thứ hai là Dân lập theo định nhĩa trong luật Giáo dục là do một khu vực dân cư – nhân dân ở đấy lập nên, nhưng thực ra đây không phải, hầu hết các trường đều không đúng như thế, vì thế đổi lại hình thức hoạt động là Tư thục cho nó đúng với định nghĩa. Sở dĩ cái chữ dân lập thì đây là một sáng kiến của giáo sư Hoàng Xuân Sính từ lúc thành lập trường Thăng Long, vì lúc ấy đang là XHCN chuyển sang cơ chế mở cửa, nói đến chữ Tư thục là người ta rất sợ, nhất là giáo dục chuyển sang tư là người ta không chấp nhận được cho nên phải tìm một từ là Dân lập; chính vì cái từ ấy nên lúc đầu thuận lợi cho việc mở trường, nhưng về sau lại không phù hợp nữa, nên ta đổi lại thành Tư thục, Nhà nước là bỏ chữ Dân lập đi, không có khái niệm đấy nữa, trên thế giới chỉ có trường công và trường tư thôi. Nhưng cũng phải nói rõ là trường tư thì không phải trường tư nào cũng gọi là vụ lợi cả, sẽ có nhiều dạng trường tư, một dạng trường tư là vụ lợi, một dạng trường tư là không vụ lợi. Vụ lợi tức là anh bỏ tiền vào đấy, lấy lợi ích kinh tế, tất nhiên người ta kinh doanh không phải là xấu, nhưng người ta được lãi, lãi chia ra cho những người cổ phần và như vậy phải đóng thuế. Còn trường không vụ lợi là tất cả những phần gọi là chênh lệch giữa thu và chi còn bao nhiêu tái đầu tư vào trường.
• PV: Vậy trường mình là trường…?
• Thầy Phú: Xưa nay nhà trường toàn tái đầu tư như thế, dù cho tên là Dân lập hay Tư thục thì tất cả những phần được gọi là tiết kiệm, dôi ra không phải chia cho những người này, người kia; như tôi đây cũng chỉ ăn lương thôi, cố gắng tiết kiệm những chi tiêu của nhà trường, không xài phí; như em thấy các trường khác mỗi trường có mấy cái ô tô, trường mình sau ngày thành lập 15 năm mới có ô tô để mà đi không nhẽ đi họp lại cứ đi bằng xe máy. Còn những cái mà dôi ra, để dành được thì mới có cái mà xin được đất, trả tiền đất, để dành mà xây nhà. Quy mô trường trong kia cũng phải 150 tỉ, nếu như tiền đóng góp của các em để xây dựng trường mỗi năm 1000 người là được 1 tỉ thì 150 năm nữa mới xong chỗ đấy, cả thầy và trò đã phải cố gắng thắt lưng buộc bụng, điều kiện học tập muốn được khang trang đàng hoàng thì phải trả nhiều tiền cho thầy, lại phải giải quyết mâu thuẫn là lây tiền đâu để xây nhà.
• PV: Trường mình đã chính thức chuyển sang Tư thục chưa ạ? Tên gọi trường mình hết tháng 6 này sẽ chuyển?
• Thầy Phú: Tất cả các nước đều thế cả, và người ta cũng cho phép là không đặt cái chữ Tư thục vào tên trường, anh muốn cho thêm chữ “Tư thục ” hay không là tuỳ anh, còn ở dưới nêu điều lệ là sẽ hoạt động theo cơ chế của Tư thục, trường mình sẽ lấy tên là Đại học Thăng Long, người ta có gọi là ĐH Công lập Bách khoa đâu, người ta chỉ gọi ĐH BK thôi. Trên thế giới không ai người ta cho chữ Công lập hay Tư thục vào tên trường cả mà đấy chỉ là nội dung, hình thức hoạt động.
• PV: Trường mới của mình hiện nay tiến trình…?
• Thầy Phú: Tiến trình tôi có kế hoạch ngoài kia, đang phấn đấu đầu năm 2007 đưa một bộ phận sang đấy học, nhưng cũng có thể cuối năm 2006 này nếu họ hoàn thành nhanh, đưa một phần thôi, những người sang đấy trước là phải khổ đấy tại vì đường đi chưa tốt, đường Vành đai 3 chưa hoàn thành, hiện nay đang giải phóng, khi đường hoàn thành rồi thì đường đi rất là thuận lợi; Thứ hai nữa là ai đi sang học sớm thì trường chưa hoàn chỉnh, đang có công trường, chứ không phải là sang học sớm là sướng đâu, hơi bụi, nhưng cũng có tinh thần phấn khởi là nhìn thấy trường đang xây. Tôi dự định là sẽ đưa những môn mà học lớp học đông như: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch xử Đảng sang đấy học trước.
• PV: Sinh viên cũng thắc mắc là những môn 4 trình, hiện nay chỉ còn 3 trình thì trường có hình thức xử lý như thế nào? Ví dụ ngày xưa người ta học 4 trình mà bây giờ chỉ còn được tích 3 trình (như môn Đồ hoạ).
• Thầy Phú: Các khoá cũ vẫn tính là 4 trình, còn các khoa mới nộp tiền 3 trình và thi là 3 trình.
• PV: Nhưng ở đây có sinh viên ghi là khi hỏi phòng giáo vụ vẫn chỉ bảo là còn 3 trình và không xử lý gì việc này?
• Thầy Phú: Không xử lý tức là bạn ý muốn xử lý theo kiểu gì?
• PV: Tức là hiện nay bảng điểm của bạn ý chỉ ghi là 3 trình thôi ạ.
• Thầy Phú: Nếu mà bạn ấy ra từ trước, hoặc bạn ý có thể chậm hơn mọi người chính là chuyện bạn ý đi theo khoá sau này. Vì trước thì thấy rằng học như thế phải 4 trình mới học được, nhưng sau này mọi thứ đều tiến lên cả rồi, nên nó xứng đáng với 3 trình thôi nên co ngắn thời gian lại. Bây giờ có hai cách xử lý: có thể là đối với sinh viên khoá cũ vẫn có thể trong đấy ghi là 4 trình, chỉ khi làm bảng điểm tốt nghiệp thì người ta mới có thể xử lý được việc đấy, tức là khi làm bảng điểm, bạn ấy nhắc nhở người ta về việc đấy.
• PV: Còn một vấn đề cuối cùng là nước sạch của trường, hiện nay dưới phòng vệ sinh hay canteen sinh viên nước rất là bẩn?
• Thầy Phú: Phòng vệ sinh với canteen là hai hệ thống nước khác nhau, một cái là bơm ở trong trường, nếu mình đăng kí nước toàn bộ thì trạm nước ở đây sẽ không cung cấp đủ.
• PV: Nước ở trong phòng vệ sinh không được sạch cho lắm, nước rất là vàng, sinh viên cũng mong muốn là nhà trường lọc qua để có thể rửa mặt hay rửa chân tay.
• Thầy Phú: Có lọc đấy, nhưng với một lưu lượng dùng như thế lọc nước không đủ công suất mà lọc thật kỹ, thì cũng chưa biết làm thế nào cả cũng đành lại phải thông cảm với điều kiện rửa mặt ít ít ở chỗ đấy thôi, em hình dung là lượng sinh viên mình khá nhiều, dùng máy bơm đấy ( giếng khoan ) nếu lọc ký thì sẽ bị chậm nên phải lọc nhanh lên một chút để có cái mà dùng, thế thì cũng cố gằng chịu đựng độ một năm nữa sang bên kia.
• PV: Còn về phía canteen, các đồ ăn ở đấy ví dụ như nước rất hay có những đồ ăn thừa dính vào, người ta cũng nghi ngờ mức độ vệ sinh ở đấy. Đợt vừa rồi có đoàn kiểm tra thì các cô các chú ăn mặc gọn gàng, sau khi đoàn đi thì mọi chuyện lại trở về như cũ, ví dụ mặc áo hở nách; nhà trường có một số tác động cho đỡ mất mỹ quan hơn.
• Thầy Phú: Tức là canteen cố gắng đảm bảo vệ sinh hơn nữa. Thực ra cái chỗ đấy nó cũng điều kiện khó khăn quá: chật hep, chật chội, thì sang nơi mới nó sẽ rộng rãi, tất nhiên cái này tôi sẽ nói với cô Nhung, cô sẽ nhắc nhở bên canteen.
• Thầy Phú: Vừa rồi có một cái mà mọi người rất hay đọc là: “Điểm thi kì này có gì bất thường ”, không biết mọi người đã hiểu ra chưa?
• PV: Trên trang đăng kí học đúng không ạ? mọi người cũng đã hiểu do là chưa cập nhập kịp.
• Thầy Phú: Chưa cập nhật điểm nên coi như điểm đấy bằng 0, còn những ai kia là thành 5 hết cả. Cái thứ hai là một số người bức xúc chuyện phúc tra: một số người hiểu chuyện phúc tra hơi theo kiểu nộp tiền rồi thì phúc tra đáng nhẽ nó phải lên, nhưng thực ra phải hiểu nếu các thầy đã chấm mà có trách nhiệm thì chuyện phúc tra mà lên là rất hãn hữu, có lẽ là chỉ độ 1% thôi, trừ một số trường hợp do những sai lầm mà sai lệch đến 3-4 điểm, trường hợp đấy tỉ lệ là ít, ví dụ như thầy chấm sót một tờ hay cộng nhầm điểm, cho nên phúc tra hy vọng để mà được lên điểm là rất ít. Chính vì thế nhà trường đã cố tình lấy tiền không phải là ít, để cho em phải cân nhắc kỹ trước khi phúc tra, không nhiều bạn bảo phúc tra làm gì mà tốn đến hai chục nghìn, để cho mọi người cảm thấy là thực sự thì mới phúc tra, chứ không nên là phúc tra một cách ồ ạt, bây giờ lấy phúc tra bẳng tiền trả cho thầy chấm 5 nghìn thì chắc ai cũng phúc tra may rủi xem được hay không.
• PV: Cái phúc tra đấy nếu sinh viên được thay đổi điểm thì ….?
• Thầy Phú: Thì được trả lại tiền, nhưung nhiều người lại thắc mắc chuyện này nữa là trường quy định phải thay đổi từ 1 điểm trở lên thì mói được trả lại tiền. Tại vì ngày trước của Bộ Giáo dục người ta chấp nhận sai lầm trong vòng dưới 1 điểm là chấp nhận được, vì lý do đấy thấy là không nên trả lại tiền, vì trả lại tiền cũng rắc rối về mặt tài vụ, còn những người sai nhiều qua thì là về phía người chấm, và trường sẽ có ý kiến với thầy chấm, lúc ấy là trả lại tiền. Để giải toả bức xúc thì trường ra một hình thức mới là cho photo để mọi người cầm bài đấy hỏi thầy, hỏi bạn…mà cảm thấy vẫn chưa hài lòng thì lúc ấy phúc tra. Không biết bây giờ mọi người còn thắc mắc gì về chủ chương như thế nữa không?
• PV: Các mức phí của các phòng ban đều do nhà trường quy định?
• Thầy Phú: Đều do nhà trường quy định và phải nộp lại. Và mức phí là 2 nghìn đồng một bài photo vì sẽ có những bài rất dài và có những bài rất ngắn, và cái thứ hai là người ta phải lôi bài ra, rồi xếp lại rất là phức tạp, chứ không thể tính theo giá photo ngoài hàng được.
• PV: Và những tờ như là đơn xin chuyển khoa, đơn xin phúc tra… là do nhà trường quy định mức phí?
• Thầy Phú: Do nhà trường chứ không phải phòng giáo vụ quyết đinh.
• PV: Vâng, rất cám ơn thầy đã dành thời gian để giải đáp một số thắc mắc của Sinh viên!
• Thầy Phú: Không sao, nói lại lần nữa cũng được: Điều hòa nhiệt độ nó theo một công nghệ mới, nó cũng không hẳn là trung tâm, không giống trung tâm theo kiểu truyền thống, nhưng trung tâm này điều khiển được.
• PV: Có nghĩa là cứ vào trường là thấy mát rồi phải không ạ?
• Thầy Phú: Nhưng cũng còn tuỳ vào mình sử dụng thế nào nữa.
• PV: Trường mới thì có 2 câu hỏi như thế. Còn về vấn đề điểm danh, rất nhiều sinh viên có ý kiến là điểm danh của mình như thế chưa hoàn thiện, ví dụ như có thể điểm danh ở tiết 2, thì sau tiết 2 sinh viên có thể về hết, như thế vẫn không thúc đẩy được sinh viên học tập, như là bắt ép sinh viên đến lớp, có những môn mà người ta có thể không cần thiết học hay như thế nào đó thì người ta bảo là đến điểm danh thà ở nhà làm việc khác còn hơn?
• Thầy Phú: Cái đấy là do sinh viên đối phó, trường không thể tiết nào cũng đi điểm danh được cả. Thực ra thì đi học là phải đến lớp, ngay ở quy chế của Bộ Giáo dục đã nói là nghỉ 20% số giờ là không được thi, mà trường đã để đến 30% rồi, để xác định được ai là người nghỉ 20% hay 30% chỉ có một cách là điểm danh thôi, còn chuyện đến lớp và điểm danh rồi đi về là việc đối phó của sinh viên.
• PV: Tâm lý của sinh viên là việc làm của nhà trường không thể thúc đẩy được sinh viên học?
• Thầy Phú: Không thúc đẩy nhưng cũng có nhiều trường phái: ngay cả bên phương tây xưa người ta không điểm danh bây giờ người ta cũng điểm danh, nếu các em theo các lớp đấy thì người ta ngày nào cũng điểm danh, giờ nào cũng điểm danh và thấy giáo điểm danh. Nếu sau này quy mô lớp của trường nhỏ hơn, thì trường sẽ nghĩ cách là chính thấy cô giáo điểm danh giống như bên lớp Ngoại ngữ, còn lớp lớn nếu như mình không điểm danh thì tình trạng học nó rất là uể oải, lớp hơn 100 người mà cuối cùng chỉ có 10 người đi học, ngay cả thầy giáo cũng thấy rất là buồn. Còn điểm danh xong mọi người chạy xô đi về là do sinh viên thôi, đấy chính là vai trò của Đoàn TN – Hội SV làm sao thúc đẩy phong trào học tập.
• PV: Vâng, cũng đang nói về quy mô lớp thì rất nhiều sinh viên kêu là hiện nay các lớp rất là đông, ví dụ như Kế toán Mỹ hay các lớp Chuyên đề tốt nghiệp, có hiện tượng là ngồi ra tận cửa để nghe giảng?
• Thầy Phú: Vừa rồi là do một số lớp học kỳ trước có một số người bị thi lại nhiều mà trước đây không chịu thi lại, do một quy định mới của trường là bắt học sinh phải thanh toán, những người nợ nhiều vừa rồi người ta mới đi thi lại và đi học ké nhiều. Những lớp mà ngồi ra ngoài phần lớn theo tôi biết là những em đi học ké để thi lại, và nhà trường cũng thấy là hơi khó để mà tách được ra là ai học ké hay học thật; tất nhiên là cũng có một vài lớp là họ bị đông, nhưng mà do là tình hình trường sở hiện nay, cũng mong là sinh viên thông cảm, còn sang bên kia nhà trường có nhiều lớp học hơn có thể bố trí được, đổi lại đấy là cũng phải lường trước chuyện học phí sẽ phải khác đi, bản thân tôi rất muốn là quy mô lớp sẽ nhỏ đi kể cả những lớp chuyên ngành cũng chỉ 25-30 người thôi, thì chắc chắn là chi phí sẽ cao lên.
• PV: Nhưng lớp đông sẽ không chất lượng được, sinh viên ngồi xa sẽ rất khó nhìn và cô giáo viết thì rất nhỏ, ví dụ ngồi ở A33 chẳng hạn: rất là khó nhìn.
• Thầy Phú: Trường sẽ cố gắng các lớp sẽ không để đông như thế nữa, tất nhiên là tất cả phải chờ bên trường mới.
• PV: Chúng em cũng vừa nghe tin là trường mình vừa chuyển từ Dân lập sang Tư thục phải không ạ?
• Thầy Phú: Không phải trường mình chuyển, đây là nghị định, quyết định của Phó Thủ tướng Chính phủ: đề nghi tất cả các trường từ nay đến hết tháng 6 đều chuyển sang hết. Thực tế mà nói tất cả các trường Đại học dân lập ở Việt Nam hiện nay đều hoạt động theo kiểu Tư thục, nó chỉ là đổi lại tên cho đúng tên: “Trả lại tên cho em ” thôi, còn nhà trường đối với các em vẫn là như thế.
• PV: Chúng em vẫn thắc mắc sự hoạt động khác nhau giữa hai mô hình?
• Thầy Phú: Hai cái đấy nó khác nhau những chuyện mà không liên quan gì đến các em cả, nó khác nhau cái thứ nhât là bên Dân lập phải có một tổ chức bảo trợ, như trường mình từ ngày thành lập đã không có tổ chức bảo trợ rồi, sau khi có quy chế phải có tổ chức bảo trợ thì lại phải đi nhờ một nơi gọi là tổ chức bảo trợ, thực ra tổ chức ấy họ cũng chẳng bảo trợ, có vai trò gì đối với mình. Cái thứ hai là Dân lập theo định nhĩa trong luật Giáo dục là do một khu vực dân cư – nhân dân ở đấy lập nên, nhưng thực ra đây không phải, hầu hết các trường đều không đúng như thế, vì thế đổi lại hình thức hoạt động là Tư thục cho nó đúng với định nghĩa. Sở dĩ cái chữ dân lập thì đây là một sáng kiến của giáo sư Hoàng Xuân Sính từ lúc thành lập trường Thăng Long, vì lúc ấy đang là XHCN chuyển sang cơ chế mở cửa, nói đến chữ Tư thục là người ta rất sợ, nhất là giáo dục chuyển sang tư là người ta không chấp nhận được cho nên phải tìm một từ là Dân lập; chính vì cái từ ấy nên lúc đầu thuận lợi cho việc mở trường, nhưng về sau lại không phù hợp nữa, nên ta đổi lại thành Tư thục, Nhà nước là bỏ chữ Dân lập đi, không có khái niệm đấy nữa, trên thế giới chỉ có trường công và trường tư thôi. Nhưng cũng phải nói rõ là trường tư thì không phải trường tư nào cũng gọi là vụ lợi cả, sẽ có nhiều dạng trường tư, một dạng trường tư là vụ lợi, một dạng trường tư là không vụ lợi. Vụ lợi tức là anh bỏ tiền vào đấy, lấy lợi ích kinh tế, tất nhiên người ta kinh doanh không phải là xấu, nhưng người ta được lãi, lãi chia ra cho những người cổ phần và như vậy phải đóng thuế. Còn trường không vụ lợi là tất cả những phần gọi là chênh lệch giữa thu và chi còn bao nhiêu tái đầu tư vào trường.
• PV: Vậy trường mình là trường…?
• Thầy Phú: Xưa nay nhà trường toàn tái đầu tư như thế, dù cho tên là Dân lập hay Tư thục thì tất cả những phần được gọi là tiết kiệm, dôi ra không phải chia cho những người này, người kia; như tôi đây cũng chỉ ăn lương thôi, cố gắng tiết kiệm những chi tiêu của nhà trường, không xài phí; như em thấy các trường khác mỗi trường có mấy cái ô tô, trường mình sau ngày thành lập 15 năm mới có ô tô để mà đi không nhẽ đi họp lại cứ đi bằng xe máy. Còn những cái mà dôi ra, để dành được thì mới có cái mà xin được đất, trả tiền đất, để dành mà xây nhà. Quy mô trường trong kia cũng phải 150 tỉ, nếu như tiền đóng góp của các em để xây dựng trường mỗi năm 1000 người là được 1 tỉ thì 150 năm nữa mới xong chỗ đấy, cả thầy và trò đã phải cố gắng thắt lưng buộc bụng, điều kiện học tập muốn được khang trang đàng hoàng thì phải trả nhiều tiền cho thầy, lại phải giải quyết mâu thuẫn là lây tiền đâu để xây nhà.
• PV: Trường mình đã chính thức chuyển sang Tư thục chưa ạ? Tên gọi trường mình hết tháng 6 này sẽ chuyển?
• Thầy Phú: Tất cả các nước đều thế cả, và người ta cũng cho phép là không đặt cái chữ Tư thục vào tên trường, anh muốn cho thêm chữ “Tư thục ” hay không là tuỳ anh, còn ở dưới nêu điều lệ là sẽ hoạt động theo cơ chế của Tư thục, trường mình sẽ lấy tên là Đại học Thăng Long, người ta có gọi là ĐH Công lập Bách khoa đâu, người ta chỉ gọi ĐH BK thôi. Trên thế giới không ai người ta cho chữ Công lập hay Tư thục vào tên trường cả mà đấy chỉ là nội dung, hình thức hoạt động.
• PV: Trường mới của mình hiện nay tiến trình…?
• Thầy Phú: Tiến trình tôi có kế hoạch ngoài kia, đang phấn đấu đầu năm 2007 đưa một bộ phận sang đấy học, nhưng cũng có thể cuối năm 2006 này nếu họ hoàn thành nhanh, đưa một phần thôi, những người sang đấy trước là phải khổ đấy tại vì đường đi chưa tốt, đường Vành đai 3 chưa hoàn thành, hiện nay đang giải phóng, khi đường hoàn thành rồi thì đường đi rất là thuận lợi; Thứ hai nữa là ai đi sang học sớm thì trường chưa hoàn chỉnh, đang có công trường, chứ không phải là sang học sớm là sướng đâu, hơi bụi, nhưng cũng có tinh thần phấn khởi là nhìn thấy trường đang xây. Tôi dự định là sẽ đưa những môn mà học lớp học đông như: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch xử Đảng sang đấy học trước.
• PV: Sinh viên cũng thắc mắc là những môn 4 trình, hiện nay chỉ còn 3 trình thì trường có hình thức xử lý như thế nào? Ví dụ ngày xưa người ta học 4 trình mà bây giờ chỉ còn được tích 3 trình (như môn Đồ hoạ).
• Thầy Phú: Các khoá cũ vẫn tính là 4 trình, còn các khoa mới nộp tiền 3 trình và thi là 3 trình.
• PV: Nhưng ở đây có sinh viên ghi là khi hỏi phòng giáo vụ vẫn chỉ bảo là còn 3 trình và không xử lý gì việc này?
• Thầy Phú: Không xử lý tức là bạn ý muốn xử lý theo kiểu gì?
• PV: Tức là hiện nay bảng điểm của bạn ý chỉ ghi là 3 trình thôi ạ.
• Thầy Phú: Nếu mà bạn ấy ra từ trước, hoặc bạn ý có thể chậm hơn mọi người chính là chuyện bạn ý đi theo khoá sau này. Vì trước thì thấy rằng học như thế phải 4 trình mới học được, nhưng sau này mọi thứ đều tiến lên cả rồi, nên nó xứng đáng với 3 trình thôi nên co ngắn thời gian lại. Bây giờ có hai cách xử lý: có thể là đối với sinh viên khoá cũ vẫn có thể trong đấy ghi là 4 trình, chỉ khi làm bảng điểm tốt nghiệp thì người ta mới có thể xử lý được việc đấy, tức là khi làm bảng điểm, bạn ấy nhắc nhở người ta về việc đấy.
• PV: Còn một vấn đề cuối cùng là nước sạch của trường, hiện nay dưới phòng vệ sinh hay canteen sinh viên nước rất là bẩn?
• Thầy Phú: Phòng vệ sinh với canteen là hai hệ thống nước khác nhau, một cái là bơm ở trong trường, nếu mình đăng kí nước toàn bộ thì trạm nước ở đây sẽ không cung cấp đủ.
• PV: Nước ở trong phòng vệ sinh không được sạch cho lắm, nước rất là vàng, sinh viên cũng mong muốn là nhà trường lọc qua để có thể rửa mặt hay rửa chân tay.
• Thầy Phú: Có lọc đấy, nhưng với một lưu lượng dùng như thế lọc nước không đủ công suất mà lọc thật kỹ, thì cũng chưa biết làm thế nào cả cũng đành lại phải thông cảm với điều kiện rửa mặt ít ít ở chỗ đấy thôi, em hình dung là lượng sinh viên mình khá nhiều, dùng máy bơm đấy ( giếng khoan ) nếu lọc ký thì sẽ bị chậm nên phải lọc nhanh lên một chút để có cái mà dùng, thế thì cũng cố gằng chịu đựng độ một năm nữa sang bên kia.
• PV: Còn về phía canteen, các đồ ăn ở đấy ví dụ như nước rất hay có những đồ ăn thừa dính vào, người ta cũng nghi ngờ mức độ vệ sinh ở đấy. Đợt vừa rồi có đoàn kiểm tra thì các cô các chú ăn mặc gọn gàng, sau khi đoàn đi thì mọi chuyện lại trở về như cũ, ví dụ mặc áo hở nách; nhà trường có một số tác động cho đỡ mất mỹ quan hơn.
• Thầy Phú: Tức là canteen cố gắng đảm bảo vệ sinh hơn nữa. Thực ra cái chỗ đấy nó cũng điều kiện khó khăn quá: chật hep, chật chội, thì sang nơi mới nó sẽ rộng rãi, tất nhiên cái này tôi sẽ nói với cô Nhung, cô sẽ nhắc nhở bên canteen.
• Thầy Phú: Vừa rồi có một cái mà mọi người rất hay đọc là: “Điểm thi kì này có gì bất thường ”, không biết mọi người đã hiểu ra chưa?
• PV: Trên trang đăng kí học đúng không ạ? mọi người cũng đã hiểu do là chưa cập nhập kịp.
• Thầy Phú: Chưa cập nhật điểm nên coi như điểm đấy bằng 0, còn những ai kia là thành 5 hết cả. Cái thứ hai là một số người bức xúc chuyện phúc tra: một số người hiểu chuyện phúc tra hơi theo kiểu nộp tiền rồi thì phúc tra đáng nhẽ nó phải lên, nhưng thực ra phải hiểu nếu các thầy đã chấm mà có trách nhiệm thì chuyện phúc tra mà lên là rất hãn hữu, có lẽ là chỉ độ 1% thôi, trừ một số trường hợp do những sai lầm mà sai lệch đến 3-4 điểm, trường hợp đấy tỉ lệ là ít, ví dụ như thầy chấm sót một tờ hay cộng nhầm điểm, cho nên phúc tra hy vọng để mà được lên điểm là rất ít. Chính vì thế nhà trường đã cố tình lấy tiền không phải là ít, để cho em phải cân nhắc kỹ trước khi phúc tra, không nhiều bạn bảo phúc tra làm gì mà tốn đến hai chục nghìn, để cho mọi người cảm thấy là thực sự thì mới phúc tra, chứ không nên là phúc tra một cách ồ ạt, bây giờ lấy phúc tra bẳng tiền trả cho thầy chấm 5 nghìn thì chắc ai cũng phúc tra may rủi xem được hay không.
• PV: Cái phúc tra đấy nếu sinh viên được thay đổi điểm thì ….?
• Thầy Phú: Thì được trả lại tiền, nhưung nhiều người lại thắc mắc chuyện này nữa là trường quy định phải thay đổi từ 1 điểm trở lên thì mói được trả lại tiền. Tại vì ngày trước của Bộ Giáo dục người ta chấp nhận sai lầm trong vòng dưới 1 điểm là chấp nhận được, vì lý do đấy thấy là không nên trả lại tiền, vì trả lại tiền cũng rắc rối về mặt tài vụ, còn những người sai nhiều qua thì là về phía người chấm, và trường sẽ có ý kiến với thầy chấm, lúc ấy là trả lại tiền. Để giải toả bức xúc thì trường ra một hình thức mới là cho photo để mọi người cầm bài đấy hỏi thầy, hỏi bạn…mà cảm thấy vẫn chưa hài lòng thì lúc ấy phúc tra. Không biết bây giờ mọi người còn thắc mắc gì về chủ chương như thế nữa không?
• PV: Các mức phí của các phòng ban đều do nhà trường quy định?
• Thầy Phú: Đều do nhà trường quy định và phải nộp lại. Và mức phí là 2 nghìn đồng một bài photo vì sẽ có những bài rất dài và có những bài rất ngắn, và cái thứ hai là người ta phải lôi bài ra, rồi xếp lại rất là phức tạp, chứ không thể tính theo giá photo ngoài hàng được.
• PV: Và những tờ như là đơn xin chuyển khoa, đơn xin phúc tra… là do nhà trường quy định mức phí?
• Thầy Phú: Do nhà trường chứ không phải phòng giáo vụ quyết đinh.
• PV: Vâng, rất cám ơn thầy đã dành thời gian để giải đáp một số thắc mắc của Sinh viên!
Bài viết liên quan:
Tin đăng bởi: OanhNK, Đã có: 2.941 lượt đọc